Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

Tiểu rắt có nguyên nhân từ đâu

Tiểu rắt là triệu chứng dễ gặp phải ở mọi người. Căn bệnh này gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người bệnh. Vậy thì tiểu rắt có nguyên nhân từ đâu và cách điều trị như thế nào thì mọi người có thể tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Tiểu rắt là hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong ngày với lượng nước tiểu ít, chỉ vài giọt, có khi là không có giọt nào. Nước tiểu thường có mùi đặc trưng, màu vàng đục, thậm chí có thể kèm theo máu.



Một người trưởng thành, mỗi ngày sẽ đi tiểu từ 5 đến 8 lần, ban đêm không đi tiểu hoặc chỉ đi một lần là bình thường. Với người bị tiểu rắt, một ngày có thể phải đi trên 10 lần. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt thường ngày, tâm lý và hiệu quả công việc.

Nguyên nhân tiểu rắt


Theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu rắt. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

- Viêm bàng quang: Bàng quang bị viêm nhiễm sẽ gây ra những rắc rối cho hệ bài tiết nước tiểu gây ra hiện tượng tiểu rắt, tiểu ít.



- Viêm đường tiết niệu: Tiểu rắt là dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu. Nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm thận, nhiễm trùng máu.

- Viêm niệu đạo: Tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu có mủ là những biểu hiện của bệnh viêm nạo đạo.

- Bệnh lý liên quan đến thận: Tiểu rắt có thể là dấu hiệu của sỏi thận, suy thận,...

- Thói quen nhịn tiểu: Nhịn tiểu thường xuyên làm cho nước tiểu bị cô đặc, dẫn đến hiện tưởng tiểu rắt.

- Chế độ ăn uống không khoa học: Không uống đủ nước, ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, các chất kích thích...cũng ảnh hưởng đến hệ bài tiết và gây ra hiệu tượng tiểu rắt.



Cách chữa bệnh tiểu rắt


Theo các bác sĩ, cách điều trị bệnh tiểu rắt không khó. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào nguyên nhân.

Để xác định nguyên nhân, người bệnh cần đi khám xét nghiệm nước tiểu, siêu âm, nội soi,... Từ đó, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể.

Thông thường đối với trường hợp tiểu rắt do viêm đường tiết niệu, bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Việc sử dụng thuốc phải kiên trì và dưới sự theo dõi của bác sĩ. Đối với trường hợp tiểu rắt do viêm bàng quang, viêm niệu đạo,...có thể can thiệp bằng phẫu thuật, trị liệu.

Khi có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để thăm khám và điều trị.

Ngoài ra, bạn có thể phòng tránh bệnh tiểu rắt bằng cách sau:

- Uống đủ lượng nước cần thiết (1,5 -2 lít) mỗi ngày để làm sạch đường tiết niệu.

- Tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn, không nhịn tiểu.

- Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có chứa gas, cồn, caffenine.

- Không nên dùng các loại thực phẩm cay, nóng.


- Ở phụ nữ, nên vệ sinh vùng kín và đi tiểu sau khi quan hệ tình dục để đẩy vi khuẩn ra khỏi niệu đạo. Điều này giúp ngăn chặn vi khuẩn di chuyển vào bàng quang.

Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh nên điều trị bệnh nhanh chóng để bệnh không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như đời sống hằng ngày của người bệnh. Mọi người nên phòng bệnh trước khi mắc bệnh để không phải tốn kém chi phí chữa bệnh.

Báo 24h nói về chất lượng khám dịch vụ tại phòng khám đa khoa Hồng Phong:
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/chat-luong-kham-dich-vu-tai-phong-kham-da-khoa-hong-phong-c683a963956.html

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét