Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

Tìm hiểu về sốc phản vệ

Sốc phản vệ là gì, xuất phát từ những nguyên nhân gì chắc hẳn đang là thắc mắc của rất nhiều người. Khi xảy ra căn bệnh này không chỉ làm cho người bệnh gặp nguy hiểm mà còn làm cho mọi người xung quanh, kể cả các bác sĩ điều trị cảm thấy hoang mang. Vậy thì căn bệnh này là căn bệnh như thế nào thì mọi người có thể tìm hiểu về sốc phản vệ thông qua bài viết sau.


Sốc phản vệ là gì?


Sốc phản vệ là một loại phản ứng nghiêm trọng, gây nguy hiểm đến mạng sống người bệnh. Tình trạng này có thể xảy ra trong vòng vài giây hay vài phút sau khi tiếp xúc với thứ mà người bệnh dị ứng. Tình trạng này khiến huyết áp tăng đột ngột, gây tắc hẹp đường thở của bệnh nhân.


Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốc phản vệ là gì?


Thực phẩm: Một số loại thực phẩm có thể gây ra tìn trạng sốc phản vệ như cá ngừ, tôm, tép, đậu này, đậu phộng, sữa, khoai tây, mật ong…

Thuốc: Có nhiều loại thuốc mang tính kích ứng cao và đây có thể được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng sốc phản vệ.



Nọc côn trùng: Khi bị các loại côn trùng như nhện, bọ cạp, rắn, rệp…cắn hay ong đốt thì lượng nọc độc của các loại động vật ấy sẽ tiết ra và gây nên tình trạng sốc phản vệ. Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh còn có thể xuất phát từ phấn hoa, nhựa cây.

Biểu hiện thông thường của người bệnh


- Phản ứng ở da, bao gồm phát ban cùng với ngứa, da ửng đỏ hoặc nhợt nhạt (gần như luôn luôn hiện diện với sốc phản vệ).
- Cơ thể nóng ran

- Cảm giác có khối u trong cổ họng.
- Co thắt đường hô hấp, lưỡi hoặc cổ họng bị sưng, thở khò khè.
- Cảm giác cái chết sắp xảy ra.
- Mạch yếu và nhanh.
- Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Ta nên làm gì khi gặp phải người bị sốc phản vệ?



  • Nới lỏng quần áo và đắp chăn cho người bệnh
  • Nếu người bệnh bị nôn hay chảy máu từ miệng, hãy lật người bệnh nằm nghiêng để phòng sặc.
  • Nói chuyện liên tục với bệnh nhân để bệnh nhân giữ được nhịp thở, tránh rơi vào trạng thái hôn mê
  • Nếu bệnh nhân ngưng thở hãy bắt đầu hồi sức tim phổi bằng ép hơi lồng ngực và hà hơi thổi ngạt cho bệnh nhân.
  • Kiểm tra xem nguyên nhân gây nên sốc phản vệ là do đâu

Làm sao để có thể phòng tránh tình trạng sốc phản vệ?


Đối với những người có tiền sử dị ứng thì nên nói rõ với bác sĩ trước khi tiêm hoặc sử dụng thuốc và nên ở lại phòng tiêm trong vòng 15-30 phút. Không nên ăn những thực phẩm gây dị ứng hoặc khi ăn thức ăn lạ, nên ăn trước một ít và xem có xuất hiện những triệu chứng lạ không trong vòng 24 giờ.

Sốc phản vệ là một loại tai biến cực kỳ nguy hiểm nên ta cần phòng tránh căn bệnh này trước khi xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Dù người bệnh bị tình trạng này nặng hay nhẹ thì mọi người xung quanh vẫn nên đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để các bác sĩ có thể nhanh chóng chữa bệnh.

Báo 24h nói về chất lượng khám dịch vụ tại phòng khám đa khoa Hồng Phong:
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/chat-luong-kham-dich-vu-tai-phong-kham-da-khoa-hong-phong-c683a963956.html

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét