Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Đi cầu ra máu là triệu chứng bệnh gì?

Đi cầu ra máu là hiện tượng người bệnh phát hiện máu chảy ra từ hậu môn khi đại tiện, khiến cho họ hoang mang, lo lắng. Vậy đi cầu ra máu là triệu chứng bệnh gì? Sau đây là một số thông tin nhằm giải đáp và làm rõ vấn đề này.





Đi cầu ra máu là bệnh gì?


Khi phát hiện bản thân đi cầu ra máu, đó có thể đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải một số căn bệnh sau:

- Nứt kẽ hậu môn

Máu chảy ra thành từng giọt và chỉ thấy trên giấy vệ sinh và có màu đỏ tươi. Nếu mới bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội sau khi đại tiện.


- Bệnh trĩ

Biểu hiện của bệnh là máu chảy thành từng giọt, dính trên giấy vệ sinh, tia… Khi khám nội soi sẽ thấy các mạch máu, tĩnh mạch trực tràng bị phì đại hoặc có cấu trúc ngoằn nghèo, có máu theo tay.


- Bệnh về đường tiêu hóa

Máu sẽ có màu đỏ thẫm hoặc đen, bộ phận thường bị chảy máu nhất đó là đoạn trên đường tiêu hóa. Nếu máu có màu đỏ là do chảy máu ở đoạn dưới đường tiêu hóa.


Tác hại nghiêm trọng khi đi cầu ra máu


Tình trạng đi cầu ra máu nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng như:

- Gây ngứa và viêm da hậu môn

Đi cầu ra máu còn là dấu hiệu sớm của chứng u nang hậu môn trực tràng ác tính. Do những triệu chứng của bệnh thường khá giống với bệnh trĩ nên gây khó khăn trong nhận biết, dẫn đến không phát hiện và điều trị kịp thời, gây ra những hậu quả nghiêm trọng,…

- Gây thiếu máu do mất máu nhiều

Chảy máu ở mức độ nặng khiến huyết áp tụt, mạch nhanh, nhỏ khó bắt, có thể bị ngất, rối loạn ý thức, da xanh, tim đập nhanh, tiểu ít, chân tay lạnh. Nếu tình trạng bệnh nhẹ sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày.

Những điều nên và không nên làm khi đi cầu ra máu


Người bệnh nên làm gì?

Vệ sinh hậu môn sạch sẽ khi đại tiện, tập thể dục thường xuyên, uống đủ nước. Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nhiều chất xơ để ngăn ngừa bệnh táo bón, đi đại tiện theo một khung giờ cố định, giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái. Đây là những cách đơn giản, dễ thực hiện, nó không những giúp phòng tránh các căn bệnh gây đi cầu ra máu, mà còn giúp nâng cao sức khỏe, phòng ngừa những nguy cơ gây bệnh một cách hiệu quả.

Người bệnh không nên làm gì?

Không nên rặn khi đại tiện, đứng hay ngồi quá lâu vì sẽ làm cho những tổn thương ở hậu môn, trực tràng trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, cần hạn chế những thực phẩm cay, nóng, chất kích thích hay rượu, bia, cà phê,… vì dễ làm tăng nguy cơ đi cầu ra máu. Bên cạnh đó, việc nóng giận quá mức, stress sẽ làm cho niêm mạc ruột co bóp mạnh hơn, khiến cho máu khó lưu thông, dễ dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm gây đi cầu ra máu và các bệnh lý có liên quan đến hậu môn - trực tràng.



Do đó, khi phát hiện mình mắc bệnh, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, hay tự mua thuốc về điều trị, mà cần đi khám ngay để được các bác sĩ chẩn đoán, xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh. Từ đó có thể đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, đúng với tình trạng bệnh. Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cần có những thay đổi trong ăn uống, sinh hoạt để quá trình điều trị được tốt nhất, nên thăm khám thường xuyên để theo dõi những bất thường có thể xảy ra và điều trị sớm.

Báo 24h nói về chất lượng khám dịch vụ tại phòng khám đa khoa Hồng Phong:
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/chat-luong-kham-dich-vu-tai-phong-kham-da-khoa-hong-phong-c683a963956.html

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét